Ý Nghĩa Mai Chiếu Thủy – 5 Bước Chăm Mai Chiếu Thủy Ra Hoa

Đối với những người chơi cây cảnh thì nhắc đến cái tên mai chiếu thuỷ chắc hẳn là rất quen thuộc. Ngoài vẻ đẹp tuyệt vời cây còn mang nhiều ý nghĩa cho phong thuỷ thể hiển sự tôn trọng uy nghiêm nhất. Ý nghĩa mai chiếu thuỷ trong phong thuỷ biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia chủ.

Chúng thường được trồng chậu trang trí sân vườn, đặt ở sảnh, ban công hay sân thượng. Mai chiếu thuỷ được xem là loại cây cảnh trấn yểm tài lộc cho gia chủ. Chính vì ý nghĩa mà chúng mang lại mai chiếu thuỷ rất được ưa chuộng nhất vào các dịp tết hoặc làm quà tặng.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có rất cây cảnh đẹp. Mỗi một loại cây đều mang những vẻ đẹp độc đáo riêng, những ý nghĩa và giá trị đặc sắc khác nhau. Và mai chiếu thủy cũng vậy, chúng mang trên mình vẻ đẹp sang trọng và chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Cây mai chiếu thủy có đặc điểm gì?

Cây mai chiếu thủy có tên gọi khác là mai chiếu thổ; mai chấn thủy hay là mai trúc thủy. Chúng có tên khoa học: Wrightia religiosa thuộc họ Trúc đào có nguồn gốc từ vùng Đông Dương. Là cây thân gỗ, xù xì, thân chia thành nhiều nhánh nhỏ rất dễ cắt tỉa và uốn nắn theo ý gia chủ. Bởi vậy nên loại cây này thường làm cây bonsai.

Cây mai chiếu thủy là có lá hình trái xoan, hoa màu trắng tính khôi năm cánh tựa như hoa mai, nở quanh năm kèm theo mùi thơm nhẹ dịu thoang thoảng thu hút mọi người. Hoa nở từng chùm hướng xuống đất chứ không như những loại cây hoa khác. Cũng chính điều này đã tạo nên cái tên “chiếu Thổ”, “chiếu Thủy” mà loại cây này đang được gọi.

Cây hoa mai chiếu thủy hợp mệnh gì?

Cây hoa mai chiếu thủy là loại cây phong thủy mang lại nhiều giá trị bền vững và ổn định cho gia chủ. Theo phong thủy, loại cây này ra hoa màu trắng rất hợp với những gia chủ có mệnh Thủy hoặc mệnh Thổ.

Đối với gia chủ có mệnh Thổ: Theo học thuyết Ngũ hành thì Mộc – Mộc tương sinh, điều này giúp mọi công việc được thuận lợi, tránh được những rắc rối xung quanh, thành công trên mọi công việc, giữ vững được tiền tài của cãi của gia chủ một cách hiệu quả nhất.

Đối với gia chủ mệnh Thủy: Môc sinh Thủy sẽ giúp gia chủ luôn mạnh mẽ vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, gia chủ như được tiếp được nguồn năng lực tích cực, gặp nhiều may mắn trong công việc.

y nghia mai chieu thuy

Cây mai chiếu thủy thích hợp đặt ở đâu?

Có rất nhiều bạn thắc mắc, cây mai chiếu thủy thích hợp trồng ở đâu? Có nên trồng cây mai chiếu thủy trước nhà hay trồng trong nhà được không?

Theo ý nghĩa phong thủy, cây mai chiếu thủy có khả năng thu hút vượng khí, trấn giữ tinh thần mạch huyết của gia đình đồng thời luôn duy trì những tinh nhuệ vốn có của gia chủ. Tất cả những điều ấy tạo nên giá trị phong thủy to lớn cho gia chủ về mọi mặt.

Mai chiếu thủy cỡ lớn thường được đặt ở những vị trí đặc biệt như trước nhà, sân vườn hoặc hành lang. Còn những cây bonsai bé thường được đặt ở trên bàn uống trà, bàn tiếp khách, bàn làm việc.

Cây mai chiếu thủy có mấy loại?

Dựa vào ngoại hình và kích thước, người ta chia cây mai chiếu thủy thành ba loại gồm:

  • mai chiếu thủy lá lớn
  • mai chiếu thủy lá trung
  • mai chiếu thủy là kim

Về màu da của cây có 3 loại da là :

  • Màu da đen
  • Màu da vàng
  • Màu da trắng

Cây mai chiếu thủy lá lớn

Những loại mai chiếu thủy da đen, da đen, da xanh, da vàng, da láng, nu thường mà có lá dài, tròn hoặc chúng có hoa 20 cánh rũ hay 20 cánh thẳng thì đều xếp vào loại mai chiếu thủy lá lớn. Mai chiếu thủy lá lớn có hoa màu trắng, thường mọc trên cọng dài kết thành chùm như những chùm hoa mai trắng ngọc ngà tỏa mùi hương nhè nhẹ quyến rũ.

y nghia mai chieu thuy

Cây mai chiếu thủy lá trung

Mai chiếu thủy là trung bao gồm nu Gò Công, nu sọ khỉ, trung nu,… Đặc biệt ở loại này có 2 loại nổi tiếng được mọi người chọn rất nhiều đấy là nu Gò Công và Thanh Mai. Mai chiếu thủy nu Gò Công thân có nhiều u cục, sần sùi. Đó chính là phần có giá trị nhất của loài cây này. Chúng được hội sinh vật cảnh Việt Nam xác nhận có nguồn gốc từ làng mai nu Thanh Nhựt tại Gò Công Tiền Giang.

Tiếp đến là Thanh Mai, loại cây này có lá hình bầu dục, dày, màu xanh đậm, có gân mọc thành 2 hàng rõ rệt. Thanh mai có ít hoa, nhưng kích thước hoa lớn hơn so với những cây mai chiếu thủy khác, thân hơi tròn, ít nu và có màu xanh hơi ngã sang màu tím.

y nghia mai chieu thuy

Cây mai chiếu thủy lá kim

Mai chiếu thủy lá kim giòn: Là loại cây khó uốn nắn nhất so với những cây mai chiếu thủy khác bởi than giòn dễ gãy. Cây rất ít hoặc không có nu, lá màu xanh hơi ngã vàng, đuôi nhọn. Điều nổi bật của loại cây này là rất sai hoa. Mai chiếu thủy kim thanh mai: Là loại cây được chọn làm cây bonsai nhiều nhất bởi nó có nhiều nu. Ngay từ lúc còn là cây con thì cũng cho rất nhiều nu đẹp. Lá tựa như thanh mai nhỏ hơn, khoảng cách giữa các lá cũng nhỏ hơn.

Mai chiếu thủy lá tứ: Là loại cây lá mỏng hơn so với kim thanh mai, đuôi lá nhọn và mọc tứ diện, đan xen hình chứ thập. Thân cây có màu trắng xanh, hình hơi vuông bởi thân nhiều cạnh và gân. Hoa của loại này cũng nhỏ và sai hoa.

y nghia mai chieu thuy

Cây mai chiếu thủy màn ý nghĩa gì?

Ngày nay, mai chiếu thủy được trồng rất phổ biến. Chúng không những là cây ngoại thất mà còn là loại cây nội thất mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Mai chiếu thủy mang lại vẻ đệp nổi bật cho không gian nhà và sân vườn nhà gia chủ. Bên canh đấy, chúng ra hoa quanh năm, hoa mang mùi ngát hương nhẹ dịu khiến không khí thêm thú vị hơn.

  • Trong phong thủy và tín ngưỡng, mai chiếu thủy giúp trấn an long mạch, kích thích thêm tài lộc và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, nó còn giúp cho không gian nhà thêm vượng khí, thu hút những điều tinh túy nhất của đất trời.
  • Tuổi thọ của loại cây này rất cao nên chúng thường được xem là biểu tượng cho sự trường tồn, bền vững qua mọi thách thức của thời gian, có đủ sức mạnh để chống chọi với mọi biến cố của cuộc sống.
  • Bên cạnh những ý nghĩa trên, mai chiếu thủy còn giúp gia đình yên ấm, bình an và hòa thuận, mọi công việc được thuận buồm xuôi gió, mang lại những giá trị bền vững cho gia chủ.

Cách trồng và chăm sóc mai chiếu thủy

Là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và dễ dàng phát triển. Cây sống được ở hầu hết các điều kiện khắc nghiệt từ khô hạn tới ngập úng. Mai chiếu thủy ưa sáng và bóng râm nên nó được trồng ở cả ba miền của nước ta.

Nhiệt độ

Mai chiếu thủy là loại cây than gỗ ưa nắng nhiều và cũng ưa nhiều nước. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 25 đến 30°C. rất phù hợp với các vùng có khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt. Vào mùa mưa cây sẽ đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ. Mùa nắng sẽ thay lá, trổ hoa và phát triển chậm hơn. Độ PH đất trồng mai chiếu thủy từ 5,5 – 6,5 có thể bón phân chuồng, lân, kali… ít cần phân đạm.

y nghia mai chieu thuy

Đất trồng

Mai chiếu thủy không yêu cầu quá cao về đất trồng. Tốt nhất là đất trông có trộn đất thịt, cát xây, vỏ trấu, xơ dừa, tro, trấu. Tỉ lệ trộn thường là 1:1 đối với thành phần xơ dừa vì nó có tính giữ nước. Nhìn chung 2 thành phần đất thịt và xơ dừa là đủ rồi nhưng để cây phát triển tốt và sai hoa thì ta nên trộn thêm những thành phần trên vào nhé.

Phân bón

Đối với phân bón thì mai chiếu thủy không yêu cầu phải bón phân định kỳ. Bạn chỉ cần lưu ý khi trộn đất trồng nên cho vào một ít phân chuồng hoai mục hoặc một ít phân bón hữu cơ là đảm bảo rồi.

Trong quá trình chăm sóc để cây phát triển tốt hơn nữa thì có thể bón thêm các loại phân như kali hoặc đạm. Và sau những đợt cắt tỉa lá bạn cũng nên bón một ít phân để cây phục hồi lại sau khi cắt nhé.

Nước tưới

Là loại cây ưa nước nên bạn nên tưới nước hằng ngày nếu cây được trồng ngoài trời. Đồng thời tưới phun sương lên thân lá và thân cây để cây được đủ nước. Nhưng phải lưu ý quan sát cây để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.

Trong trường hợp, bạn kiểm tra bầu đất mà thấy nước tưới thừa nhiều thì hãy lấy một cái cây hay chiếc đũa chọc thẳng xuống bầu đất để nước được tháo ra ngoài nhanh hơn. Bởi là cây ưa nước nhưng có đến 90% cây mai chiếu thủy bonsai phải chết do úng rễ vì nước nên bạn hãy lưu ý điều chỉnh lượng nước cần tưới nhé

Ngừa sâu bệnh

Bệnh mà cây kiểng bonsai mai chiếu thủy khó trị nhất là bị vàng lá. Vậy để giải quyết vấn đề mai chiếu thuỷ bị vàng lá phải làm như thế nào? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

  • Cây thiếu phân: Do cây mai chiếu thủy bonsai đa số được trồng chậu nên chuyện thiếu dinh dưỡng là không tránh khỏi.
  • Cây quá thừa phân – bị ngộ độc phân: Do mỗi lần chúng ta thấy vàng chúng ta lại nghĩ thiếu phân, nên bón thêm phân, cứ thế cây bị ngộ độc. Hoặc bón phân không đúng cách gây tổn hại cho cây, sau đó vàng lá hoài trị không hết.
  • Cây thiếu nước: Chúng ta tưới không đủ nước. Có trường hợp chúng ta tưới đều đặn mỗi ngày nhưng do đất trồng không đúng nên tưới không thấm nước nên tưới nhưng đất trong chậu vẫn khô, chỉ ướt trên mặt.
  • Cây thừa nước: Chúng ta trồng sai kĩ thuật chậu bị ngợp nước hoặc chất trồng giữ ấm quá tốt, không thoát nước tốt. Dẫn đến thừa nước, cây sẽ hư rễ, dẫn đến vàng lá dần.
  • Cây đã ăn hết đất: Cây đang sống tốt rồi chuyển dần sang vàng lá. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp. Vì cây mai chiếu thủy rễ ra rất nhanh, cây phát triển nhanh nên dinh dưỡng mau. Dẫn đến trong chậu còn lại rễ nhiều hơn đất.
  • Cây bị mất cân đối dinh dưỡng.

Vì vậy, để trị vàng lá cho mai chiếu thủy chúng ta cần kiểm tra lại chậu cây của mình rồi giải quyết đúng vấn đề.

y nghia mai chieu thuy

Cây mai chiếu thủy nhân giống như thế nào?

Ngày nay, mai chiếu thủy được nhân giống phổ biến nhất qua phương pháp giâm cành và chiết cành. Nhưng phương pháp giâm cành trong nước chiếm ưu thế hơn bởi vừa cho tỷ lệ thành công cao, kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn.

  • Bước 1: Chọn cành giâm. Yêu cầu: những cành bánh tẻ đủ cứng cáp.
  • Bước 2: Cắt ngắn cành giâm theo nhu cầu tạo dáng sau này. Thường khoảng 15cm để tạo ra cây mini.
  • Bước 3: Hòa thuốc kích thích rễ N3M với nước vào một chậu hay một cốc nước giâm cành. Nếu không có thuốc N3M thì dùng nước bình thương nhưng thời gian ra rễ sẽ lâu hơn.
  • Bước 4: Ít nhất khoảng 2 tháng thì có thể mang ra đất trồng. Nhưng để đảm bảo cây được phát triển và sinh trưởng tốt thì ngâm cây khoảng 3 đến 4 tháng để ra được nhiều rễ trước khi ra trồng vào đất.

Lưu ý: Nên thay nước thường xuyên để nước sạch và nhanh ra rễ tốt nhất!

Cách nào để chăm cây mai chiếu thủy ra hoa?

Hoa mai chiếu thủy thường ra hoa quanh năm. Nhưng để cây ra hoa ngay dịp mà bạn mong muốn, đồng thời đem lại chất lượng hoa tốt nhất, đẹp nhất thì bạn hãy áp dụng cách sau:

  • Bước 1: Ngưng tưới nước khoảng 5 ngày.
  • Bước 2: Cắt hết lá và ngọn cây đi.
  • Bước 3: Dùng phân kích hoa đầu trâu KN03 bón vào gốc cây
  • Bước 4: Hòa ít phân và nước tưới lên cây và bầu đất.
  • Bước 5: Tưới nước mối ngày 1 ít cho cây vào những ngày tiếp theo.

Tổng quá trình trên khoảng 1 tháng. Nếu bạn muốn hoa mai chiếu thủy ra hoa ngay dịp Tết thì bạn nên thực hiện quy trình trên từ đầu tháng 11 âm lịch. Sau khi đã bón phân ổn định thì mang ra nơi có nắng để cây phát triển và ra hoa. Đối với khu vực miền bắt thì quy trình trên có thể kéo dài đến 6 tuần.

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “Ý Nghĩa Mai Chiếu Thủy – 5 Bước Chăm Mai Chiếu Thủy Ra Hoa“, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.

Đại Phát là một đơn vị đa ngành bao gồm: Thi công cảnh quan, Chăm sóc cây xanh,Thi công điện nước, Vệ sinh công nghiệp, San lấp mặt bằng…

Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ bạn có thể vào trang: chamsoccayxanhdaiphat.com. Website chuyên cung cấp các dịch vụ cây xanh tại Long Khánh, Đồng Nai. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0328 109 139 hoặc Email: chamsoccayxanhdaiphat@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *