Ý Nghĩa Cây Hồng Môn Và 1 Số Lưu Ý Khi Trồng

Cây hồng môn có nhiều mẫu mã đẹp thường được trồng làm cây để bàn, cây để sàn trang trí không gian sống và làm việc, đồng thời nếu đặt ở nơi thích hợp sẽ phát huy hết khả năng phong thủy mang đến nhiều may mắn và tài lộc.

Cây hồng môn là một trong số ít những loài cây cảnh nội thất có hoa đẹp, cây mang vẻ đẹp cuốn hút đặt biệt với bất kì người nào yêu thích cây hoa cảnh. Hơn nữa hồng môn còn mang đến nhiều đều may mắn, tài lộc với gia chủ.

y nghia cay hong mon

Thông tin về cây hồng môn

  • Tên thường gọi: cây hồng môn, cây vĩ hoa tròn, cây môn hồng, cây buồm đỏ…
  • Tên tiếng Anh: Anthurium Taiflower
  • Tên khoa học: Anthurium andreanum
  • Học thực vật: Araceae (Ráy)
  • Nguồn gốc: cây bắt nguồn từ Colombia và Ecuador, hiện nay được trồng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và có cả Việt Nam.

Anthuriums là loại thực vật thân thảo có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, gồm hơn 800 loài được tìm thấy ở Mexico đến miền bắc Argentina và Uruguay. Cây thuộc họ Araceae (Ráy), rễ chùm, thân bụi.

Trong tiếng Hy Lạp, tên Anthurium có nghĩa là Hoa Đuôi. Cây còn được gọi là cây Hồng Hạc, cây Buồm Vĩ Đỏ. Sở dĩ người Việt đặt cho Anthurium cái tên Hồng Môn bởi cây chủ yếu có hoa màu hồng rực rỡ. Đồng thời, trong phong thủy đây là cây mang nhiều may mắn, hồng phúc cho gia chủ.

Cây hồng môn có mấy loại?

Nếu xét về kích thước thì hồng môn có 3 loại chính là: Đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn là loại hoa được ưa chuộng nhiều nhất.

Còn nếu xét về màu sắc hoa thì hồng môn có các loại thông dụng sau: hồng môn hoa đỏ, hồng môn hoa tím, hồng môn hoa tím, hồng môn hoa trắng…

y nghia cay hong mon
Hoa hồng môn có nhiều màu khác nhau

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Không chịu được ánh nắng trực tiếp, không chịu được rét.

Lá cây hồng môn có dạng trái tim, nhọn ở đỉnh, gốc tim sâu và xanh bóng. Lá bắc cũng có dạng hình trái tim nhưng có màu đỏ, màu hồng, màu trắng, màu xanh, dày, nằm trên đỉnh cuốn chứa hoa. Trong đó, lá bắc màu đỏ là phổ biến nhất.

Hoa cây hồng môn có hình dạng giống ngà voi, nằm trên đỉnh cuống và được bao bọc bởi lá bắc. Nhìn cây bạn sẽ thấy, hầu như phía trên đều là sắc đỏ của lá bắc, vàng của hoa, và lá sẽ nằm ở bên dưới, đan xen nhau trong rất đẹp mắt. Hoa hồng môn nở tự nhiên vào tháng 2 – 7.

Ý nghĩa của cây Hồng Môn

Ngoài hình dáng đẹp và màu hoa bắt mắt mọi người yêu thích hồng môn còn bởi vì chúng ở chứa nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp:

  • Hồng môn mang đến sự may mắn: Trong phong thủy cái tên hồng môn tương trưng cho sự may mắn, sung túc, hạnh phúc.
  • Cây thu hút tài lộc, vượng khí: hoa của cây mang màu sắc tươi mới kết hợp với màu xanh mướt của lá sẽ giúp thu hút tài lộc, thăng tiến trong công việc, giúp cho sức khỏe của gia chủ tăng lên…
  • Cây hồng môn có hoa đẹp, thường được trồng chậu trang trí nội thất, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, quầy lễ tân.. Và cả trồng bồn trang trí sân vườn, công viên, hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại. Không những thế, cây hoa hồng môn còn là món quà cực kì đặc biệt ý nghĩa gửi tặng những người bạn yêu thương.

Cây Hồng Môn hợp mệnh nào?

Cây Hồng Môn không những tô sắc cho ngôi nhà của bạn mà còn mang đến nhiều may mắn, điều lành, xua đuổi tà khí giúp gia chủ thu hút tài lộc vào nhà. Hồng môn là cây phong thủy phù hợp với các mệnh, khi trưng cây cũng cần lưu ý đến một số yếu tố.

  • Với người mệnh Hỏa: Cây Hồng Môn sẽ giúp cho người mệnh này gặp nhiều may mắn, gặp nhiều tài lộc, vượng khí dồi dào, sức khỏe đi lên, công việc thì thuận lợi.
  • Với người mệnh Thổ: Hồng Môn mang đến điềm lành, xua đuổi tà khí cho gia chủ. Tuy nhiên cần lưu ý khi chọn chậu trồng phù hợp có thiết kế đơn giản như hình vuông, hình chữ nhật, hạn chế sử dụng những chậu cây hình thon dài sẽ kìm hãm vượng khí.
  • Với người mệnh Kim: Hồng môn giúp người tuổi này thăng tiến trong công việc như diều gặp gió, cuộc sống luôn thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên mệnh kim nên chọn những kiểu dáng chậu hình để tăng thêm vượng khí.
  • Với người mệnh Mộc, Thủy: nên lựa chọn cây hồng môn thủy canh sẽ mang đến nhiều may mắn, trợ giúp rất nhiều cho tài vận, không những thế mà con đường sự nghiệp cũng suôn sẻ, thậm chí tình duyên còn mở rộng.

y nghia cay hong mon

Cây Hồng Môn hợp tuổi nào?

Bất kì tuổi nào cũng trồng được cây hồng môn, tuy nhiên những người có tuổi thuộc mệnh Hỏa là phù hợp nhất, cây giúp những người các tuổi ấy chiêu tài rước lộc, mang thêm may mắn đến cho bản thân và gia đình.

Những người mang mệnh Hỏa sinh nhằm các năm:

  • Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
  • Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
  • Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
  • Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
  • Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
  • Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Công dụng lợi ích của cây hồng môn

Cây hồng môn trang trí không gian sống và làm việc thêm đẹp và tươi mới, đem đến những phú giây thư giản an nhiên trong tâm hồn sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Cây hồng môn có khả năng thanh lọc không khí tốt, chung có khả năng hấp thụ các chất độc hại, đặc biệt các chất gây ung thư mang đến không đến một không gian sống trong lành và tươi mới.

Ngoài ra, cây hồng môn còn là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp… trong các dịp đặc biệt như: tân gia, khai trương, sinh nhật…

Những vị trí đặt cây hồng môn mang đến tài lộc, may mắn

Cây hồng môn sở hữu màu hoa rực rỡ và bắt mắt nên để ở bất kì vị trí nào cây cũng có những điểm cuốn hút riêng. Tuy nhiên cần đặt cây ở những vị trí thích hợp thì cây mới có khả năng phát huy hết lợi ích phong thủy của mình.

  • Đặt trên bàn làm việc, quầy lễ tân: hồng môn đặt ở những vị trí này sẽ giúp thuận lợi trong công việc, thu hút nhiều tài lộc, đường công thuận lợi. Đặc biệt đối với người mệnh Hỏa và Thổ thì sẽ giúp khắc chế được sự bốc đồng nhờ màu xanh mướt của cây.
  • Đặt ở phòng khách: Đặt cây ở vị trí này sẽ giúp ngôi nhà thêm màu sắc, tươi mát mà còn thể hiện được sự mến khác của gia chủ.
  • Trồng sân vườn: Hồng môn có đa dạng khích thước nên có thể trồng cây để tạo điểm nhấn trong các tiểu cảnh sân vườn mang đến vẻ đẹp ấn tượng cho không gian sống của gia chủ.
  • Đặt trên bệ cửa sổ, ban công: đặt hồng môn ở những vị trí này sẽ giúp xua đuổi tà khí, đem đến nhiều điềm lành cho bạn.

y nghia cay hong mon

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Hồng Môn

Cây hồng môn thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian có thể mua cây giống về trồng. Cây thường được trồng trong đất hoặc trong thủy canh trong nước.

Cách trồng và chăm sóc cây Hồng Môn trong chậu sứ

Lựa chọn cây giống và chậu trồng phù hợp: Chọn cây phát triển khỏe mạnh, không sau bệnh. Bên cạnh đó lựa chọn chậu trồng có kích thước phù hợp với cây và phù hợp với không gian trưng bày. Chọn chậu có kích thước lớn hơn bầu của cây.

Chuẩn bị đất trồng cây: nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hoặc giá thể chuyên dụng mua ở các cửa hàng cây hoa cảnh để trồng cây. Bạn có thể tự trộn đất trồng theo tỉ lệ sau: Trộn tro trấu với trầu sống và xơ dừa theo tỉ lệ 60% + 15% + 25% trộn đều với 100g phân lân để cây có thể dự trữ một cách tốt nhất.

Chuẩn bị sỏi trang trí và nước tưới cây: Nên lựa chọn sỏi trang trí có kích thước nhỏ sẽ giúp cây dễ dàng thông thoát nước tránh tình trạng bị đọng úng. Sử dụng sỏi trang trí để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây.

Tiến hành trồng cây: Đầu tiên cho một chút sỏi vào dưới đáy chậu để tạo điều kiện cho cây thoát nước tốt hơn. Sau đó, cho ½ đất trồng cây đã chuẩn bị vào chậu, tiếp đến rạch bỏ vỏ bầu cho cây vào chính giữa chậu bỏ những phần đất còn lại để ấn chặt gốc và định vị cho cây thẳng đứng lên. Cuối cùng tưới nước cho cây và đặt cây vào vị trí bóng mát.

Sau đó, chăm sóc cây cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

  • Nước tưới: tưới nước cho cây sau khi trồng. Thông thường tưới 2 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông. Cần kiểm tra độ ẩm trước khi tưới, không nên tưới quá nhiều nước sẽ dễ làm cây bị úng và vàng lá
  • Ánh sáng: Cây là cây cần ánh sán nhẹ, nên đặt cây ở ban công hoặc cạnh cửa sổ. Nếu không có nắng có thể dùng đèn huỳnh quang để cây luôn tươi đẹp. Tránh đem cây phơi nắng gắt vì sẽ dẫn đến cháy lá và hoa.
  • Bón phân: Thương xuyên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây thường 2 tuần/ lần. Có thể sử dụng phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te theo tỉ lệ phù hợp. Ngoài việc tưới phân NPK, bạn cũng nên bổ sung thêm phân bón lá, B1 cho cây cây.
  • Tỉa lá, vệ sin lá: Cần cắt bỏ những cành lá bị héo khô và những bông hoa phai màu hoặc nâu. Đồng thời, tỉa lá, cành cũng là cách để phòng ngừa sâu bệnh, có thể kết hợp lau lá và vệ sinh bề mặt đất để sâu bọ không trú ngụ.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn thủy canh (trồng trong nước)

Chọn chậu

Cây Hồng Môn trồng trong nước chủ yếu là để chủ nhân quan sát vẻ đẹp của bộ rễ bên trong. Đồng thời, cách trồng cây Hồng Môn này cũng giúp chậu cây trở nên sang trọng, thanh lịch hơn. Do đó, chậu trồng nên là chất liệu trong suốt như thủy tinh hay nhựa trong. Chậu trồng cần có thân đáy bầu lớn để chứa đủ bộ rễ, miệng chậu nhỏ để giúp cây đứng vững. Nếu miệng chậu quá lớn thì có thể sử dụng mút xốp, rọ nhựa để cố định.

Các bước trồng

Các bước trồng cây Hồng Môn trong nước như sau:

  • Tách bầu rễ cây Hồng Môn ra khỏi chậu đất cũ, dùng tay phủi sạch đất khỏi rễ.
  • Xả nước rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ già, rễ hư, tỉa bớt cành lá.
  • Đổ nước sạch vào chậu trồng, cho Hồng Môn vào, đảm bảo nước ngập rễ, không ngập lá, cố định thân cây đứng vững.

y nghia cay hong mon

Thay nước

Cây Hồng Môn trồng trong nước cần thay nước mỗi tuần một lần, hoặc bất kỳ khi nào có dấu hiệu đổi màu nước, úng rễ cây. Lưu ý dùng nước sạch, không nhiễm mặn, phèn hay chứa hóa chất như clo. Khi thay nước, bạn hãy rửa sạch bộ rễ, cắt bớt rễ già, úng. Đồng thời với đó là vệ sinh chậu trồng sạch sẽ nhé.

Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh thay nước, cây Hồng Môn trồng thủy sinh cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml thường xuyên. Khoảng 2 tuần, bạn lại nhỏ vào chậu trồng một nắp dung dịch như vậy để cây Hồng Môn được phát triển tốt hơn.

Các bệnh tật thường gặp

  • Một số loại bệnh mà cây Hồng môn thường gặp đó là virus xoắn lá, thối củ, thối gốc và thối thân.
  • Bệnh virus xoắn lá ở cây Hồng Môn làm cây không có khả năng cho ra hoa; vì thế cần phải loại bỏ những cây bị bệnh . Bệnh này cũng dễ lây lan nên cần bỏ ngay để không làm ảnh hưởng đến những cây khác.
  • Còn với các trường hợp thân, gốc và củ hoa Hồng môn bị thối là do đất bị ẩm ướt, môi trường sống không đảm bảo độ thông thoáng. Chính vì vậy, nên chú ý dọn sạch, tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm, ánh sáng để hạn chế phát bệnh.
  • Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “Ý Nghĩa Cây Hồng Môn Và 1 Số Lưu Ý Khi Trồng“, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.

Đại Phát là một đơn vị đa ngành bao gồm: Thi công cảnh quan, Chăm sóc cây xanh,Thi công điện nước, Vệ sinh công nghiệp, San lấp mặt bằng…

Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ bạn có thể vào trang: chamsoccayxanhdaiphat.com. Website chuyên cung cấp các dịch vụ cây xanh tại Long Khánh, Đồng Nai. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0328 109 139 hoặc Email: chamsoccayxanhdaiphat@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *